Hệ thống phanh khi nén là gì? Sơ đồ cấu tạo và ưu nhược điểm

Hệ thống phanh khi nén đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trên các loại phương tiện, xe hạng nặng giúp người lái giảm tốc hoặc dừng xe một cách dễ dàng. Vậy phanh khí nén là gì? Cấu tạo nguyên lý hoạt động như thế nào? Hãy cùng Xe nâng Doosan Việt Nam đi tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé.

Hệ thống phanh khi nén là gì?

Phanh khí nén hay còn được gọi là phanh hơi, đây là loại phanh ma sát cho xe, bao gồm cơ cấu phanh và dẫn động phanh. Bộ phận này vận hành nhờ vào áp lực của khí nén, giúp người lái có thể điều khiển hệ thống phanh theo ý muốn một cách đơn giản để đảm bảo an toàn khi lưu thông.

Thông thường, hệ thống phanh khí nén được sử dụng trên xe cơ giới hạng năng như xe tải, xe buýt, sơ mi rơ mooc, xe đầu kéo, container, xe khách và các loại phương tiện cần đến lực phanh hãm rất lớn để có thể giảm tốc và dừng xe.

Cấu tạo phanh khí nén

Một hệ thống phanh khí nén được cấu tạo bao gồm nhiều bộ phận, chúng được liên kết với nhau bằng đường ống để tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh. Bao gồm các bộ phận sau đây: máy nén khí, bể chứa, bàn đạp phanh, truyền đạp phanh, bộ thu gom bụi bẩn, van an toàn, phanh trống, van ba, dây dầu phanh, bộ lọc không khí và máy sấy.

Mỗi bộ phận sẽ có cấu tạo và nhiệm vụ khác nhau, tiêu biểu như sau:

  • Máy nén khí: Loại máy nén này có 1 hoặc 2 piston và được hoạt động theo nguyên lý hút khi mới qua bộ lọc và nén lại. Nó có nhiệm vụ nén không khí đến áp suất quy định, sau đó nó sẽ nạp khí nén vào bình chứa và chuẩn bị sản sàng cho chu kỳ mới của phanh.
  • Ống dẫn khi nén: Bộ phận này đóng vai trò dẫn khí nén từ máy nén tới bình chứa.
  • Đồng hồ đo áp suất: Nó có nhiệm vụ đo áp suất khí nén đưa vào buồng chứa để đảm bảo khí nén đạt đến áp suất tiêu chuẩn.
  • Van điều áp của máy nén khí: Đóng vai trò điều khiển thời điểm bơm khí nén vào các bình chứa để đảm bảo luôn có đủ thể tích khí nén tiêu chuẩn cho phanh hoạt động.
  • Bộ phận bình chứa: Sử dụng để chứa khí nén phục vụ cho quá trình hoạt động của phanh. Một bình chứa đầy khí nén sẽ đáp ứng đủ đủ cho 10 lần đạp phanh nếu máy nén khí bị hư hỏng.
  • Van xả hơi nước: Loại van này có nhiệm vụ xả hơi nước bị lẫn trong khí nén và sẽ được đặt ở phần phía dưới thân các bình chứa.
  • Tổng van phanh: Sau khi nhận được tác động từ chân phanh, bộ phận tổng van phanh sẽ điều khiển nhả khí nén từ các bình chứa ra ngoài không khí.
  • Bầu phanh: Bộ phận này có nhiệm vụ tạo ra lực đẩy để điều chỉnh khe hở má phanh.
  • Cần đẩy: Được làm bằng chất liệu thép có nhiệm vụ kết nối giữa bầu phanh với đòn điều chỉnh khe hở của má phanh. Nó có hoạt động tương tự như một loại piston.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

10 HẠNG MỤC KIỂM TRA XE NÂNG TRƯỚC KHI VẬN HÀNH KHÔNG THỂ BỎ QUA

Kiểm tra xe nâng trước khi vận hành là một việc hết sức cần thiết...

Xem thêm
XE NÂNG CÓ ĐƯỢC PHÉP LƯU THÔNG TRÊN ĐƯỜNG HAY KHÔNG?

Xe nâng có được phép lưu thông trên đường hay không? Đây là câu hỏi...

Xem thêm
CÙNG TÌM HIỂU VỀ CHI PHÍ KIỂM ĐỊNH XE NÂNG VÀ QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH

Kiểm định xe nâng là việc kiểm tra, đánh giá tình trạng của xe. Là...

Xem thêm

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

0969 228 558
Blank Form (#4)

CÔNG TY TNHH XE NÂNG BÌNH MINH

  • Tầng 3, Phúc Đồng Building, Phường Phúc Đồng, Quận Long Biên, TP Hà Nội
  • ( +84 ) 969 228 558
  • admin@xenangbinhminh.com